Yết Kiêu đã trở thành huyền thoại trong lịch sử Việt Nam, gắn liền với lòng dũng cảm và tài năng xuất chúng trên sông nước. Là một trong những vị tướng tài ba thời nhà Trần, Yết Kiêu không chỉ nổi danh bởi khả năng bơi lặn thiên bẩm mà còn bởi những chiến công vang dội trong kháng chiến chống quân Nguyên – Mông. Vậy Yết Kiêu là ai? Cuộc đời và những chiến tích của ông có gì đặc biệt để lưu danh muôn đời? Hãy cùng Influenecervn khám phá câu chuyện về vị tướng oai hùng này!
Yết Kiêu là ai?
Yết Kiêu (1242-1303), tên thật là Phạm Hữu Thế, sinh ra tại làng Hạ Bì, xã Yết Kiêu, huyện Gia Lộc, nay thuộc tỉnh Hải Dương. Mẹ ông đến từ làng Đồng Nổi, hiện nay là làng Song Động, xã Tân An, huyện Thanh Hà, tỉnh Hải Dương.
Cha của ông, Phạm Hữu Hiệu, sống tại thôn Hạ Bì, còn mẹ là bà Vũ Thị Duyên, người huyện Thanh Hà. Cha làm nghề chài lưới bên sông Quát, trong khi mẹ bán hàng nước ở bến đò. Từ nhỏ, ông đã phải làm việc vất vả trên sông nước để kiếm sống và chăm sóc cha bị bệnh. Yết Kiêu là người hầu trung thành và là vệ sĩ tin cậy của Trần Hưng Đạo.
Cùng với Cao Mang, Đại Hành, Nguyễn Địa Lô, Dã Tượng, Yết Kiêu là một trong năm tướng lĩnh xuất sắc của Trần Hưng Đạo. Ông đã góp phần quan trọng vào việc giúp nhà Trần chiến đấu chống lại quân Nguyên Mông vào thế kỷ 13.
Yết Kiêu và chuyện tình buồn với 4 người con gái
Bên cạnh thắc mắc Yết Kiêu là ai nhiều người cũng tò mò về chuyện tình của vị tướng này. Yết Kiêu, tài ba xuất chúng và vẻ ngoài khôi ngô, đã thu hút rất nhiều trái tim của những thiếu nữ, bao gồm cả những tiểu thư khuê các, con cháu danh gia vọng tộc. Tuy nhiên, suốt cuộc đời, Yết Kiêu chỉ dành trọn tình yêu cho một người con gái duy nhất.
Chuyện kể rằng, xưa kia có một vị tướng tài giỏi, khi tuổi già đến, ông về ẩn cư bên dòng sông, ngày ngày chèo đò. Khi đất nước gặp nguy cơ xâm lược, ông đã quay lại, hỗ trợ Yết Kiêu trong các trận chiến trên sông. Vị tướng già này có một người con gái tên Vân, vừa xinh đẹp vừa thông minh, và cả hai cha con đã cùng đồng lòng giúp Yết Kiêu chiến đấu chống lại kẻ thù.
Trong thời gian chiến đấu, Yết Kiêu và cô Vân dần dần quen biết và nảy sinh tình cảm. Trước người con gái vừa tài giỏi lại dũng cảm, Yết Kiêu cảm thấy say mê. Nhưng bi kịch xảy ra khi tình cảm vừa mới nở, họ đã phải chia xa.
Trong một trận chiến quyết liệt, vì liều mình bảo vệ người con gái yêu thương, Vân đã trúng phải mũi tên của kẻ địch và qua đời. Vân mất đi, mang theo trái tim Yết Kiêu. Một lòng yêu thương người đã mất, Yết Kiêu quyết định sống độc thân suốt đời, không lấy thêm ai.
Một trong những người con gái yêu Yết Kiêu là quận chúa Đinh Lan. Cảm mến tài năng và phẩm hạnh của vị Đô soái Thủy quân, Đinh Lan đã tâu lên triều đình xin được lấy Yết Kiêu làm chồng. Tuy nhiên, Yết Kiêu đã kiên quyết từ chối, thà chết chứ không đổi họ hay kết hôn (theo tục lệ nhà Trần, chỉ người trong dòng họ mới được lấy nhau). Quận chúa Đinh Lan giận dữ đến mức tâu xin chém đầu Yết Kiêu, nhưng triều đình không thể để mất một tướng tài như ông.
Người thứ hai yêu Yết Kiêu nhưng không được đáp lại là công chúa An Tư. Không như Đinh Lan, An Tư yêu Yết Kiêu nhưng chỉ giữ trong lòng. Vì lợi ích chung của đất nước, nàng đồng ý kế hoạch gả mình cho nước Miên để truyền tin quan trọng. Trước khi đi, nàng xin phép Hưng Đạo Vương để gặp Yết Kiêu một lần duy nhất. Sau này, chính Yết Kiêu nhận được thông tin tình báo từ An Tư. Trong một lần sơ suất, Yết Kiêu bị địch bắt, nhưng công chúa An Tư đã mưu trí cứu thoát ông.
Không chỉ có Đinh Lan và An Tư, trong một chuyến đi sứ, Yết Kiêu còn khiến trái tim công chúa Ngọc Hoa, con gái vua Nguyên, rung động. Khi vua Nguyên biết chuyện, ông có ý định ép gả Ngọc Hoa cho Yết Kiêu để vừa lòng con gái lại có thêm một tướng tài. Tuy nhiên, Yết Kiêu nhận ra ý định này và khéo léo từ chối, xin trở về đất nước. Một lòng yêu thương Yết Kiêu, công chúa Ngọc Hoa xin cha cho phép đi tìm ông. Triều đình nước ta lúc ấy đã đưa tin Yết Kiêu qua đời, không muốn mất đi vị tướng tài.
Khi công chúa Ngọc Hoa đến Móng Cái và nghe tin dữ, nàng đã lập đền thờ Yết Kiêu trong suốt bảy ngày đêm. Nàng nguyện: “Trên đời này không thể có chúng ta, thiếp xin nguyện xuống sống cùng chàng mãi mãi,” rồi gieo mình xuống sông tự vẫn.
Yết Kiêu qua đời khi nào?
Yết Kiêu qua đời vào ngày 28 tháng Chạp năm Quý Mão (1303), thọ 61 tuổi. Sau khi ông qua đời, vua Trần đã cho xây dựng một đền thờ tại bờ sông Hạ Bì, quê hương ông, gọi là đền Quát. Khu vực đền này đã tồn tại hơn 700 năm, được trùng tu và tôn tạo nhiều lần vào các thế kỷ XVII – XVIII dưới triều đại nhà Nguyễn. Đền Quát đã được công nhận là di tích quốc gia vào ngày 28 tháng 1 năm 1989.
Lễ hội tại đền Quát diễn ra vào rằm tháng Giêng và rằm tháng Tám hàng năm. Vào những dịp này, người dân địa phương và du khách từ mọi nơi lại quay về vùng sông nước Hạ Bì, tổ chức lễ tưởng niệm thành hoàng Yết Kiêu và tham gia các hoạt động hội như làm bánh và đua thuyền.
Có thể bạn quan tâm: Tuệ Tĩnh Là Ai? Người Mở Đầu Cho Y Học Cổ Truyền Việt Nam
Yết Kiêu là ai hẳn chúng ta đều đã biết. Ông không chỉ là một danh tướng mà còn là một biểu tượng văn hóa của dân tộc. Hình ảnh của ông mãi mãi trở thành niềm tự hào của người Việt Nam. Hy vọng bài viết này đã mang đến cho bạn những thông tin hữu ích về vị tướng tài ba này.